Gần đây tôi đã có cơ hội tham dự một hội nghị về da và tính bền vững ngành da giày, do Eurofins BLC điều hành . Tôi muốn tìm hiểu xem da bền vững hay không bền vững và các lựa chọn thay thế của nó.
Các diễn giả tại hội nghị này đều là các chuyên gia trong ngành. Mặc dù tôi không thể chia sẻ tất cả thông tin tôi nghe được trong buổi chiều hấp dẫn này, nhưng đây là 4 sự thật tôi thấy thú vị hoặc đáng ngạc nhiên nhất.
1.Không phải tất cả da sống đều được sử dụng
Nguồn cung da sống toàn cầu hiện đang vượt quá nhu cầu. Điều này là do tiêu thụ thịt gia tăng ở các nước phát triển kinh tế nhanh và nhu cầu về da thuộc giảm do ảnh hưởng của dịch Covid bùng phát trong 9 tháng vừa qua.
Và khi quá thời hạn xử lý da thuộc và không thể đem vào kịp sử dụng các nhà sản xuất phải vứt bỏ những tấm da động vật này, đó là một sự lãng phí đáng xấu hổ.
Trong khi một số người tiêu dùng đã chọn giảm thiểu mua các sản phẩm động vật vì lý do đạo đức, thì điều này đang góp phần gây lãng phí trong ngành chăn nuôi. Những con vật có da bị lãng phí và chỉ để lấy thịt. Những tấm da động vật này sẽ được đem đi chôn lấp hoặc bị đốt cháy, cả hai đều không có lợi cho môi trường.
Tất nhiên, nếu tất cả mọi người trên thế giới ăn ít thịt hơn, thì lượng da sẽ giảm đi và mọi thứ sẽ cân bằng trở lại.
2. Sữa chữa hay vứt bỏ ?
Hồi bé, tôi luôn được dạy phải trông nom đồ đạc của mình, và khi còn nhỏ, tôi được yêu cầu đánh giày hai tuần một lần. Sửa chữa mọi thứ khi chúng bị hỏng, và sử dụng phụ tùng thay thế hơn là vứt bỏ nó khi nó còn có thể tái sử dụng.
Một cuộc khảo sát được thực hiện bởi Ecotextile news, cho thấy rằng những người dưới 25 tuổi không có ý định sửa chữa. Trên thực tế, 43% người được hỏi trong độ tuổi đó cho biết họ sẽ vứt bỏ một đôi giày vì hư hỏng gì đó hoặc bung chỉ, khóa kéo bị hỏng.
Điều này khiến những đồ thải đi gia tăng, nếu không xử lý tốt có thể huỷ hoại môi trường.
3. Da Tổng hợp không thay thế được da thật
DMF (Dimethylformamide) được sử dụng trong sản xuất vật liệu PU cho giày dép. DMF có liên quan không hẳn xấu, nhưng dùng với mật độ quá nhiều sẽ không tốt với con người.
PU không dễ phân hủy sinh học (500 năm trở lên), ngược lại tuổi thọ khi mài mòn của nó có thể ngắn hơn da, kém bền hơn da.
PU khó tái chế và nâng cao hơn nhiều so với da, và việc đốt chất thải PU có thể giải phóng carbon monoxide có hại cho môi trường.
4. Không phải tất cả “da thật” đều được làm từ động vật
Susan Schofer từ Modern Meadow giải thích : Trong ngành da giày hiện nay, một số hoạt động đột phá đang được thực hiện giữa sinh học, thiết kế và khoa học vật liệu. Nói một cách rất đơn giản để tạo ra loại Da mới, chúng đang khai thác sức mạnh của nấm men để phát triển các protein collagen (chất tạo nên tất cả các loại da động vật). Điều này cho phép họ sản xuất các vật liệu tương tự như da thật cho giày dép nhưng hoàn toàn tự tự nhiên và không phải là da động vật.